NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Thực trạng Nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng trong những dự án xây dựng, nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tiến độ và chi phí của cả dự án. Hơn thế nữa, nguồn lao động còn góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Trong tương lai gần, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, vấn đề nguồn lao động đòi hỏi cao hơn về tay nghề, kỹ năng và chất lượng đào tạo.

Trong ngành xây dựng, thị trường đòi hỏi trình độ về quản lý, sự chuyên nghiệp, khả năng sử dụng công nghệ để mang lại tính công bằng trong khai thác thị trường.

Các anh chị có thể tìm việc làm liên quan ngành xây dựng thông qua các website việc làm:

Careerlink:  Hơn 1000 Việc làm xây dựng đang chờ bạn . Apply ngay !

Thiên Hồng Phúc: Liên hệ ngay để tìm các công việc xây dựng !

Năm 2015, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực cây dựng là 77.500  doanh nghiệp, ngoài ra còn có các doanh nghiệp nhỏ, gia đình, tư nhân …. Các công ty khoa học và công nghệ đang bắt đầu với nhiều dự án quy mô lớn. Thông qua đó, trình độ và năng lực của nguồn nhân lực đã được cải thiện rõ rệt. Nhiều công ty có tay nghề cao đã ký nhiều dự án đô thị và công nghiệp. Công nhân được trang bị nhiều thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác xây dựng, nhất là các dự án lớn và phức tạp.

Về thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay, ngành xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất qua đào tạo kỹ năng nghề còn rất thấp, tác phong công nghiệp chưa được cải thiện,…dẫn đến năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai sót dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại thị trường trong nước.

Theo cục thống kê, trong ngành xây dựng hiện nay có khoảng 32% cán bộ chưa qua đào tạo, 41% trình độ sơ cấp và 68.7% đào tạo ở xã, huyện. Trên cả nước chỉ có 36% cán bộ có chuyên môn, được đào tạo trong lĩnh vực xây dựng. Và chính vì nguồn nhân lực quá ít đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình triển khai dự án, quản lý và quy hoạch.

Có nhiều nhà quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ không được đào tạo về kỹ thuật chuyên môn, thiếu năng lực quản lý, điều đó khiến cho tính cạnh tranh ở những dự án xây dựng là không hề lớn. Ngoài kiến thức chuyên ngành, có rất ít cán bộ được đào tạo về những kỹ năng khác như ngoại ngữ là 3.9%, tin học là 17%, gây khó khăn trong công tác quản lý và giám sát xây dựng. Nhiều khu vực thiếu nhân lực về quản lý công trình, quản lý đô thị và các giám sát dự án.

Nguồn lao động là yếu tố quyết định đến hiệu quả và năng suất lao động nhưng tỷ lệ lao động vẫn còn khá thấp. Năm 2015, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đào tạo là 25.585 mục tiêu, trong đó đào tạo ở các trường nghể là 12.730  và đại học là 11.855. Trên thực tế, nhiều trường không tuyển dụng lao động và nhiều sinh viên không có việc làm, một số khác phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp.

Cơ cấu trung bình của Việt Nam giữa kỹ sư – người có trình độ – công nhân là 1: 1,3 : 0,5 trong khi trên thế giới là 1 : 4 : 10.

Từ cơ cấu trên ta có thế thấy sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực trong ngành xây dựng, và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng gia tăng.

Khi các dự án xây dựng diễn ra nhanh và yêu cầu ngày càng cao, số lượng công nhân không kịp cung ứng gây ra tình trạng sụt giảm năng suất và chất lượng công trình, nhiều công nhân thiếu chuyên môn tạo ra sự sai sót trong công việc và khiến tính cạnh tranh trong ngành không cao.

Giải pháp

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành xây dựng là vấn đề cấp bách trong thị trường. Dựa vào kết quả quy hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020, để làm được này cần tổ chức điều tra chỉ tiêu và đánh giá về nguồn nhân lực xây dựng. Đồng thời cũng đưa ra những chiến lược nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, phát triển ngành xây dựng, đáp ứng nhu cầu xây dung và nâng cao chất lượng đấu thầu, thiết kế và quy hoạch.

Bên cạnh đó nhà nước cũng cần đưa ra những chính sách mới thông qua cơ chế thị trường, trả lương cho công nhân theo yêu cầu công việc nhằm thu hút nguồn nhân lực. Những nhà thầu có kinh nghiệm trả lương cho nhân viên khá cao, mục đích là giữ chân những nhà quản lý có chuyên môn, nhân công có tay nghề để làm việc có hiệu quả.

Tình hình chung vẫn còn thiếu nhiều chức vụ như Giám đốc, Tổng giám độc, chỉ huy dự án, tổng công trình, kỹ sư trường, thạc sĩ cơ khí,….Cần gấp rút triển khai kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân sự trên khắp cả nước. Do nguồn nhân lực có thể bị mất cân bằng hoặc lãng phí nhân lực theo thời gian, nếu áp dụng theo chế độ hợp đồng với các công nhân sẽ giúp tiết kiệm chi phí, chuyển giao công trình đúng tiến độ và tránh lãng phí thời gian.