Kiến trúc sư phần mềm thường được gọi là nhà phát triển phần mềm, đóng vai trò thiết yếu trong bất kỳ công ty nào, đặc biệt là những công ty chuyên về phát triển phần mềm. Kiến trúc sư phần mềm phải có những kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng tổ chức và kỹ năng chung để thực hiện những nhiệm vụ của mình. Khi những áp lực được đẩy lên cao thì đó cũng là những phần thưởng cho họ. Theo Văn phòng thống kê lao động, mức lương trung bình cho các nhà phát triển phần mềm là khoảng 90.530 đô la một năm vào tháng 5/2010. Sự tăng trưởng việc làm được dự đoán tăng khoảng 30% giữa năm 2010 và 2020, mức tăng trưởng này nhanh hơn so với mức trung bình của các công việc khác trên toàn quốc. Yêu cầu tối thiểu về trình độ đối với kiến trúc sư phần mềm là bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin.
Thiết kế phần mềm
Kiến trúc sư phần mềm có nhiệm vụ lập trình và phát triển những hệ thống mà các kiến trúc sư đang xây dựng. Họ mô phỏng và thiết kế các hệ thống phần mềm để đáp ứng thông số kỹ thuật và yêu cầu của người sử dụng phần mềm. Kiến trúc sư phần mềm cũng mô phỏng hệ thống các thuật ngữ trườu tượng để các chức năng quan trọng trở nên rõ ràng với người sử dụng.
Lập trình
Lập trình là quá trình viết mã hoặc bộ hướng dẫn, khiến cho máy tính có thể làm mọi việc thay cho con người. Một số nhà phát triển viết những phần mềm ứng dụng giúp cho khách hàng có thể tương tác trực tiếp. Một số khác thì viết phần mềm hệ thống như hệ điều hành và các tiện ích. Cả hai công việc đều yêu cầu khả năng tư duy logic cũng như khả năng tổ chức các quy trình thành cánh nhóm chức năng phổ biến. Công việc này giúp tạo ra mã có hiệu quả hơn và dễ dàng để duy trì.
Thử nghiệm
Trước khi một nhà phát triển phần mềm bắt tay vào việc đưa mã cho đội ngũ thử nghiệm thì nhà thiết kế phải làm các thử nghiệm ban đầu. Thử nghiệm phần mềm bao gồm việc kiểm tra đơn vị, hoặc kiểm tra các thành phần phần mềm cá nhân cũng như thử nghiệm tích hợp hệ thống, đây là một thử nghiệm của toàn bộ hệ thống phần mềm. Nếu một nhà phát triển không thử nghiệm mã của mình trước khi chuyển giao thì có thể sẽ nhận một danh tiếng không tốt trong đội ngũ thử nghiệm.
Giao tiếp
Các khuôn khổ phổ biến của lập trình viên máy tính là chuyên gia tĩnh lặng với kỹ thuật cao, người không giao tiếp với người khác. Điều này lại khác xa với hiện thực nhất là đối với các kiến trúc sư phần mềm. Các lập trình viên này phải có khả năng giao tiếp có hiệu quả với người dùng để đảm bảo họ có thể hiểu hết những yêu cầu đặt ra. Họ cũng phải có kỹ năng giao tiếp với ban quản lý, bao gồm giám đốc điều hành để có thể giữ cho dự án được tài trợ và thực thi đúng tiến độ. Cả hai kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều rất quan trọng đối với một kiến trúc sư phần mềm.