Đây là ngành công nghiệp tiềm năng nhất cho quốc gia này. Bao gồm tổng quan về thị trường và dữ liệu thương mại.
Tổng quan
Tổng cục Thống kê (GSO) thông báo năm 2016, giá trị xây dựng đạt 47,3 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2015. Hầu hết các lĩnh vực trong ngành bất động sản đều tăng trưởng trong năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, như thị trường bán lẻ tiếp tục phát triển tốt hơn (mặc dù tỷ lệ trống vẫn duy trì ở mức 10% -12%). Lý do cho sự tăng trưởng này là hoạt động xây dựng vào năm 2016 với giá nguyên vật liệu ổn định, lãi suất thấp và thị trường bất động sản được nâng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành cũng có những giải pháp nhằm loại bỏ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân về quỹ cho các dự án xây dựng.
Gần đây, chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tái cấu trúc ngành giai đoạn 2014-2020. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ cung cấp các ưu đãi thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính, thuế và tín dụng để khuyến khích ngành kinh tế đầu tư vào dự án nhà ở xã hội cho nạn nhân chiến tranh, công chức, thành viên lực lượng vũ trang và những hộ gia đình có thu nhập thấp. Việc tái cấu trúc bao gồm thúc đẩy cổ phần hóa các công ty nhà nước. Kế hoạch đề ra mục tiêu tăng trưởng hằng năm từ 9-14% đối với ngành xây dựng trong giai đoạn này.
Vào năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và Luật Kinh doanh Bất động sản số 66/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/ 7 /2015. Luật mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp bất động sản ở Việt Nam và tạo cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhiều cơ hội hơn để truy cập vào tài sản và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Năm 2016, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hoa Kỳ, Canada, E.U. và Trung Quốc. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hơn nữa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính Việt Nam cần đầu tư 200 tỷ đô la cho phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010-2020. Các quỹ đầu tư tư nhân và các ngân hàng phát triển đa phương (WB, ADB và ODA) của nước ngoài như Nhật Bản đã thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhưng tài chính vẫn tiếp tục là một thách thức lớn.
Các tiểu ngành hàng đầu
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này rất mạnh, và nhiều kiến trúc sư quốc tế và công ty dịch vụ xây dựng đã có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Nhiều tập đoàn Hoa Kỳ cũng đã hoạt động nhiều năm. Tuy nhiên, thị trường này của họ vẫn là mô hình khá khiêm tốn so với các công ty của Nhật, Châu Âu và Hàn Quốc.
Tuy nhiên , các sản phẩm và dịch vụ của Hoa Kỳ khá cần thiết và có thể cạnh tranh do chuyên môn và danh tiếng cũa các nhà cung cấp ở Hoa Kỳ và nhu cầu ngày càng cao của các nhà phát triển công nghệ và dịch vụ mới. Dịch vụ kiến trúc, thiết kế, quản lý xây dựng, quản lý dự án và công nghệ xây dựng mới đã đưa ra những cơ hội tốt nhất cho các công ty Hoa Kỳ. Các ngành triển vọng bao gồm khu nghĩ dưỡng và khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng cao cấp và các dự án kết hợp, trong đó có nhiều dự án đầu tư nước ngoài và yêu cầu thiết kế xây dựng chất lượng cao. Nhận thức về các công trình bền vững và ‘xanh” chỉ là sự khởi đầu, và các nhà cung cấp trong khi vực sẽ cần đào tạo các chủ dự án về lợi ích của công nghệ xanh như việc bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề ưu tiên cần thiết.
Các lĩnh vực chính khác bao gồm:
Kiến trúc cảnh quan, các tính năng nước và bể bơi
Nội thất khách sạn và nhà hàng
Quy hoạch thành phố / thị xã / quy hoạch tổng thể
Thiết kế xanh / vật liệu xây dựng (tiết kiệm năng lượng, HVAC, ánh sáng và vật liệu xây dựng)
Thiết kế sân bay
Thiết kế chăm sóc sức khoẻ
Sử dụng các sản phẩm và thiết kế nội thất kiến trúc cao cấp; Trang trí bề mặt / hoàn thiện.
Kính không bị méo, sàn gỗ cứng và các tính năng kiến trúc
An toàn phòng cháy, Hệ thống chiếu sáng và báo động và an toàn kết cấu
Cơ hội
Các cơ hội đáng kể bao gồm Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án Sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường cao tốc quốc gia Số 1, và tàu điện ngầm/ tàu điện một chiều tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với những dự báo về tăng trưởng, nhu cầu với ngành xây dựng và các dịch vụ liên quan, sự mở cửa ngày càng tăng đối với Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), quan hệ đối tác công tư (PPP) với chính phủ, sự quan tâm cao đến công nghệ, thiết kế và chuyên môn của Hoa Kỳ, cơ hội tương lai quan trọng cho các công ty Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong dịch vụ kiến trúc, thiết kế khái niệm, quản lý xây dựng, quản lý dự án và công nghệ xây dựng xanh.
Những thị trấn mới
Việt Nam đang phát triển một số “thị trấn mới” như vệ tinh của các khu công nghiệp và đô thị lớn. Những dự án quy hoạch tổng thể này sẽ kêu gọi sự đầu tư ở các dự án khu công nghiệp, khu thương mại, nhà ở, bệnh viện, trường học và thị trường bán lẻ. Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một ví dụ điển hình và là bộ phận tiếp theo trong việc mở rộng Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án bao gồm 737 hecta phát triển đồng cỏ xanh và kết nối với sự phát triển của năm cây cầu và một đường hầm dài 1,49km nối Thủ Thiêm với thành phố.
Phát triển du lịch/ nghĩ dưỡng
Việt Nam đang ngày càng thu hút khách du lịch vào các dịp nghĩ lễ với hơn 3.200 kilomet đường bờ biển, hơn một trăm bãi biển với cảnh quan xinh đẹp, cùng với di sản văn hóa phong phú. Các khu vực nổi bật đã được nhắm tới phát triển du lịch bao gồm Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đảo Phú Quốc. Trong khi nhiều dự án đang được triển khai (bao gồm khách sạn quốc tế, và khu biệt thự cao cấp) thì vẫn có nhiều dự án đang giai đoạn quy hoạch hoặc đã thực hiện một phần. Cũng có một số dự án khách sạn và khu nghỉ mát đang được phát triển ở Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn ở Quảng Ninh, Đồ Sơn và Cát Bà ở Hải Phòng. Các nhà quy hoạch đô thị cũng cho thấy nhu cầu về sân bay, đường xá, xử lý nước và xử lý nước thải và các cơ sở hạ tầng du lịch khác để hỗ trợ các dự án này.
Đất và kho công nghiệp
Các công ty Hoa Kỳ có xu hướng nhắm vào đất công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nơi có một số nhà máy dệt. Người ta dự đoán rằng sẽ có nhiều nhà sản xuất từ các quốc gia cân nhắc chuyển từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và Ấn Độ để xem xét những điều kiện thuận lợi ở Việt Nam.
Văn phòng và nhà ở
Nhu cầu đầu tư và phát triển nước ngoài ở những công ty Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Sự tăng trưởng được dự đoán cho các công ty nước ngoài sẽ làm gia tăng nhu cầu về căn hộ dịch vụ, cho thuê và bán căn hộ ở Việt Nam. Do luật nhà mới cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, nhiều người nước ngoài được khuyến khích nên làm chủ thay vì thuê mướn, đặc biệt là giá nhà ở Việt Nam có phần thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng.